Trung tâm Dịch vụ Việc làm - Trường Đại học Trà Vinh được dự án V2work hỗ trợ phát triển, đồng tài trợ bởi Hội đồng chung Châu Âu (EU) trong chương trình Erasnus+, với hợp đồng số 586252-EPP-1-2017-1-ES-EPPKA2-CBHE-SP
164 Lượt xem

NHIỀU LỢI ÍCH KHI HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐĂNG KÝ HỌC NGHỀ

Chính sách hỗ trợ người học nghề là một phần quan trọng của chiến lược phát triển xã hội và kinh tế. Việc đảm bảo người học nghề được hưởng những ưu đãi và quyền lợi xứng đáng không chỉ giúp nâng cao sự phát triển cá nhân mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

Ngày nay, việc học nghề đang trở thành xu hướng được nhiều người lựa chọn khi tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông. Điều này không chỉ giúp học sinh có thêm kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực tế mà còn mở ra nhiều cơ hội việc làm trong tương lai.

Khai giảng lớp Trung cấp điều dưỡng do Trường Trung cấp Âu Việt liên kết tuyển sinh và đào tạo tại Trung tâm GDNN-GDTX huyện Cầu Kè

 

Sau đây là những lợi ích của việc chuyển sang học nghề ngay từ khi tốt nghiệp trung học cơ sở.

1. Chi phí học tập thấp hoặc miễn phí.

Chi phí học tập thấp là một lợi ích khác của học nghề so với đại học. Học sinh và phụ huynh không phải đau đầu vì học phí quá cao và các khoản chi phí khác như sinh hoạt, ăn ở…

Theo quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 27/08/2021 thì bắt đầu từ năm học 2021 – 2022, tất cả những người tốt nghiệp THCS học tiếp lên trình độ Trung cấp được miễn học phí Trung cấp theo mức trần học phí quy định. Điều này nói lên rằng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được miễn 100% học phí học nghề trong 2 năm học. Điều này giúp cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn có thể tiếp cận được với việc học nghề một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, việc miễn phí học phí cũng giúp cho các học sinh có thể tập trung học tập và phát triển kỹ năng một cách tốt nhất mà không phải lo lắng về khả năng tài chính của mình.

Ông Trịnh Minh Hùng phát biểu chỉ đạo công tác quản lý GDNN tại Trung tâm GDNN-GDTX huyện Cầu Kè

  1. Chương trình học đa dạng, có chính sách Học Bổng.

Một trong những ưu điểm của việc học nghề đó là học sinh có thể chọn nhiều ngành nghề khác nhau để phù hợp với sở thích và năng lực của mình. Các ngành nghề như Điện công nghiệp, Điện tử công nghiệp, Cơ điện tử, Cắt gọt kim loại, Kỹ thuật hàn, Công nghệ ô tô, Kế toán doanh nghiệp, Quản trị mạng máy tính, Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm), Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí và nhiều ngành nghề khác đều có nhu cầu tuyển dụng lớn, đem lại nhiều cơ hội cho học sinh.

Ngoài ra, chương trình học của các trường nghề, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên cấp huyện cũng được thiết kế để cung cấp cho học sinh các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể làm việc trong các ngành nghề này. Điều này giúp học sinh có cơ hội học hỏi, trau dồi kỹ năng và có thể áp dụng những kiến thức này trong thực tế.

Một trong những quyền lợi quan trọng dành cho người học nghề là học bổng. Học bổng giúp giảm bớt gánh nặng tài chính và tạo điều kiện cho người học tập trung vào việc nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình.

3. Cơ hội việc làm rộng mở khi học nghề

Một trong những lợi ích lớn nhất của việc học nghề là khả năng có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Hiện nay, thị trường lao động cần rất nhiều công nhân kỹ thuật và người làm việc trong các ngành nghề chuyên môn, như công nghệ thông tin, điện tử, cơ khí, điều khiển tự động, quản lý nhà hàng khách sạn… Vì vậy, học sinh chọn học nghề sẽ có cơ hội tìm được công việc ổn định và phát triển sự nghiệp sớm hơn so với những người lựa chọn học đại học.

Hiện nay, nhu cầu về nhân lực trình độ trung cấp, cao đẳng đang tăng cao theo xu hướng phát triển kinh tế và công nghiệp của đất nước. Các doanh nghiệp, công ty, tổ chức đang ngày càng có nhu cầu tuyển dụng nhân viên có trình độ chuyên môn cao và kỹ năng nghề nghiệp tốt. Trong lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là sản xuất, nhu cầu tuyển dụng nhân lực trình độ trung cấp, cao đẳng rất lớn. Các ngành như ô tô, cơ khí, điện tử, điện lạnh, xây dựng, kỹ thuật công trình, công nghệ thông tin, nghề gỗ, nghề kim hoàn, làm đẹp, thời trang, … doanh nghiệp đều cần tuyển dụng nhân viên có trình độ chuyên môn cao.

Chính vì vậy, nhu cầu tuyển dụng nhân lực trình độ trung cấp, cao đẳng rất lớn và đa dạng trong các ngành kinh tế và xã hội. Việc học nghề sẽ giúp các học sinh đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp và tổ chức, đồng thời cũng đem lại cho họ cơ hội tuyệt vời để khởi nghiệp và tự tạo việc làm cho mình.

Bên cạnh đó, người học cũng có thể lựa chọn việc tham gia thị trường việc làm ngoài nước (Xuất khẩu lao động) để có thu nhập cao, ổn định và phát triển bản thân trong tương lai.

Các ngành, nghề trong giáo dục nghề nghiệp mà các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng cao trong thời gian gần đây thuộc các lĩnh vực như: cơ khí, điện dân dụng, máy lạnh và điều hòa không khí, xây dựng, công nghệ thông tin và máy tính, điện tử, ô tô, du lịch, quản trị khách sạn, nhà hàng, logistics…

Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có nhiều nhóm ngành, nghề có nhu cầu sử dụng lao động cao như: công nghệ thông tin; điện tử viễn thông; cơ điện tử, điều khiển robot; công nghiệp chế biến; công nghệ sinh học, nông nghiệp công nghệ cao; logistics; du lịch dịch vụ; dệt may, giày da…

4. Rút ngắn thời gian học tập so với vào đại học

Lợi ích nữa là học nghề giúp học sinh rút ngắn thời gian học tập so với vào đại học. Thay vì mất ít nhất 4 năm để tốt nghiệp đại học, các chương trình học nghề thường chỉ từ 1,5-2,5 năm. Nhờ vậy, các bạn trẻ có thể tiếp cận với ngành nghề mình chọn lựa một cách nhanh chóng và bắt đầu sự nghiệp sớm hơn.

Bên cạnh đó, học sinh tốt nghiệp THCS có thể vừa học nghề, vừa tiếp tục học THPT. Sau khi tốt nghiệp, các em có thể đăng ký học liên thông lên các bậc học cao hơn (cao đẳng, đại học) trở thành kỹ sư thực hành.

*Ngoài những lợi ích nêu trên, người học nghề được hưởng các chính sách gì theo quy định của nhà nước?

Theo quy định tại Điều 62 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định một số chính sách dành cho người học như sau:

  1. Người học được hưởng chính sách học bổng, trợ cấp xã hội, chế độ cử tuyển, chính sách tín dụng giáo dục, chính sách miễn, giảm phí dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên quy định tại các Điều 89, 90, 91 và 92 của Luật giáo dục.
  2. Người học được Nhà nước miễn học phí trong các trường hợp sau đây:
  3. a) Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng là người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; người mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa;
  4. b) Người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp;
  5. c) Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng đối với các ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu theo danh mục do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định; người học các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
  6. Người học là phụ nữ, lao động nông thôn khi tham gia các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo dưới 03 tháng được hỗ trợ chi phí đào tạo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
  7. Học sinh tốt nghiệp trường trung học cơ sở dân tộc nội trú, trường trung học phổ thông dân tộc nội trú, kể cả nội trú dân nuôi được tuyển thẳng vào học trường trung cấp, cao đẳng công lập.
  8. Người học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật; người học là người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc là người khuyết tật mà có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo; học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú khi tham gia chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng được hưởng chính sách nội trú theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
  9. Trong quá trình học tập nếu người học đi làm nghĩa vụ quân sự hoặc do ốm đau, tai nạn, thai sản không đủ sức khỏe hoặc gia đình có khó khăn không thể tiếp tục học tập hoặc đi làm thì được bảo lưu kết quả học tập và được trở lại tiếp tục học tập để hoàn thành khóa học. Thời gian được bảo lưu kết quả học tập không quá 05 năm.
  10. Những kiến thức, kỹ năng mà người học tích lũy được trong quá trình làm việc và kết quả các mô-đun, tín chỉ, môn học người học đã tích lũy được trong quá trình học tập ở các trình độ giáo dục nghề nghiệp được công nhận và không phải học lại khi tham gia học các chương trình đào tạo khác.
  11. Người học sau khi tốt nghiệp được hưởng các chính sách sau đây:
  12. a) Được tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, lực lượng vũ trang theo quy định; ưu tiên đối với những người có bằng tốt nghiệp loại giỏi trở lên;
  13. b) Được hưởng tiền lương theo thỏa thuận với người sử dụng lao động dựa trên vị trí việc làm, năng lực, hiệu quả làm việc nhưng không được thấp hơn mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu hoặc mức lương khởi điểm đối với công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo quy định của pháp luật.

VĂN THIỆN

Nguồn: Phổ biến pháp luật lao động Trà Vinh

Share Button

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *




THÔNG BÁO MỚI
VIDEO VIỆC LÀM

Ngày hội Việc làm TVU năm 2023