Trung tâm Dịch vụ Việc làm - Trường Đại học Trà Vinh được dự án V2work hỗ trợ phát triển, đồng tài trợ bởi Hội đồng chung Châu Âu (EU) trong chương trình Erasnus+, với hợp đồng số 586252-EPP-1-2017-1-ES-EPPKA2-CBHE-SP
848 Lượt xem

Các Hành Vi Bị Cấm Trong Quan Hệ Lao Động

Bất kể lĩnh vực nào, luôn có các hành vi không được thực hiện. Lĩnh vực quan hệ lao động cũng không là ngoại lệ, bất kể là người lao động hay là người sử dụng lao động đều không được thực hiện một số hành vi bị coi là trái pháp luật lao động. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xin phổ biến như sau:

 

Theo quy định tại điều 8, Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động như sau:

1. Phân biệt đối xử trong lao động.

2. Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.

3. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

4. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.

5. Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

6. Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.

7. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.

Những hành vi trên đây thuộc hành vi nghiêm cấm theo quy định pháp luật. Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính khi vi phạm hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động theo quy định. Người lao động cần nắm rõ quy định trên để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

Ngoài ra, theo Điều 17, Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021 thì hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động như sau:

– Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

– Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

– Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.

Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính khi vi phạm hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động theo quy định, cụ thể ngày 17/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Nghị định này quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, đối tượng xử phạt, thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản, thủ tục xử phạt, việc thi hành các hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17 tháng 01 năm 2022 và thay thế Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ.

Văn Thiện

Nguồn: Phổ biến pháp luật lao động Trà Vinh

Share Button

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *




THÔNG BÁO MỚI
VIDEO VIỆC LÀM

Ngày hội Việc làm TVU năm 2023