Trung tâm Dịch vụ Việc làm - Trường Đại học Trà Vinh được dự án V2work hỗ trợ phát triển, đồng tài trợ bởi Hội đồng chung Châu Âu (EU) trong chương trình Erasnus+, với hợp đồng số 586252-EPP-1-2017-1-ES-EPPKA2-CBHE-SP
1172 Lượt xem

Thông tin tuyển sinh đại học, cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy năm 2017 Trường Đại học Trà Vinh


 (Trích Công văn số: 136, ngày 10/01/2017 về việc xây dựng Đề án tuyển sinh hệ chính quy ĐH, CĐ nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2017)


 

Căn cứ Công văn số 37/BGDĐT – GDĐH, ngày 06/01/2017 về việc rà soát, cung cấp và công bố thông tin tuyển sinh hệ chính quy ĐH ; CĐ nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2017 ;
Căn cứ Công văn số 136/CV – ĐHTV, ngày 10/02/2017 về việc xây dựng Đề án tuyển sinh hệ chính quy ĐH ; CĐ nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2017 ;
Trường Đại học Trà Vinh công bố thông tin tuyển sinh hệ chính quy đại học, cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên với nội dung như sau:
2.1. Đối tượng tuyển sinh
Người tham gia xét tuyển phải là người thuộc một trong những đối tượng sau đây:
a. Thí sinh đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, sau đây gọi chung là tốt nghiệp trung học;
Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục THPT theo quy định của Bộ GDĐT.
b. Người tham gia xét tuyển có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Đối với người khuyết tật được UBND cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập do hậu quả của chất độc hoá học là con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học: nhà trường sẽ xem xét, quyết định cho dự tuyển sinh vào các ngành học phù hợp với tình trạng sức khoẻ.
c. Trong độ tuổi quy định đối với những ngành có quy định về tuổi.
d. Đạt các yêu cầu sơ tuyển, nếu đăng ký xét tuyển (ĐKXT) hoặc dự thi vào các ngành có quy định sơ tuyển.
e. Có hộ khẩu thường trú thuộc vùng tuyển quy định.
2.2. Phạm vi tuyển sinh:
Trường Đại học Trà Vinh tuyển sinh trên phạm vi toàn quốc.
2.3. Phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển):
Trường Đại học Trà Vinh áp dung các phương thức tuyển sinh như sau:
a. Phương thức 1 – xét tuyển sử dụng kết quả thi THPT quốc gia:
Xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi THPT năm 2017 kể cả điểm thi được bảo lưu theo quy định tại Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT để tuyển sinh. Lưu ý, Trường chỉ sử dụng điểm thi được bảo lưu là điểm của các môn thi mà thí sinh dự thi trong năm 2016 do các trường đại học tổ chức thi.
Thí sinh được ĐKXT không giới hạn số nguyện vọng, số trường và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).
Trong xét tuyển đợt 1, đối với từng trường, ngành, thí sinh được xét tuyển bình đẳng theo kết quả thi, không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký trừ quy định về điểm xét tuyển của quy chế tuyển sinh hiện hành. Đối với mỗi thí sinh, nếu ĐKXT vào nhiều trường/ngành thì việc xét tuyển được thực hiện theo thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng; thí sinh chỉ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng ưu tiên cao nhất có thể trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký.
b. Phương thức 2 – xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT:
Trường sử dụng điểm trung bình chung (điểm tổng kết) năm học lớp 12 của từng môn học trong tổ hợp môn xét tuyển. Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển ở các ngành đại học, cao đẳng của trường nhưng không áp dụng xét tuyển đối với các ngành Y đa khoa, Răng – Hàm – Mặt, Dược học và các ngành thuộc nhóm ngành sư phạm.
Thí sinh được đăng ký 01 bộ hồ sơ xét tuyển vào 2 ngành (hoặc cùng ngành xét tuyển nhưng có tổ hợp môn khác nhau) của trường và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp. Trong trường hợp thí sinh đăng ký hơn 01 bộ hồ sơ xét tuyển thì hồ sơ xét tuyển của thí sinh xem như không hợp lệ.
c. Phương thức 3 – phối hợp giữa xét tuyển với thi năng khiếu:
Phương thức này áp dụng đối với ngành Giáo dục mầm non và ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống ở cả hai bậc đại học và cao đẳng. Thí sinh tham gia xét tuyển phải trãi qua kỳ thi các môn năng khiếu trong tổ hợp môn xét tuyển. Đối với các môn văn hóa trong tổ hợp môn của những ngành này, thí sinh có thể lựa chọn việc sử dụng kết quả thi THPT quốc gia hay kết quả học tập THPT. Lưu ý: Trường chỉ sử dụng kết quả thi năng khiếu do trường tổ chức.
2.4. Chỉ tiêu tuyển sinh:
Trường dành ít nhất là 50% chỉ tiêu theo ngành/nhóm ngành cho cách thức tuyển sinh theo phương thức sử dụng kết quả thi THPT quốc gia. Trong mỗi phương thức tuyển sinh, chỉ tiêu dành cho tổ hợp môn thi truyền thống trường dành ít nhất 25% chỉ tiêu của ngành/khối ngành để xét tuyển.
2.5. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận ĐKXT;
a. Phương thức 1 – xét tuyển sử dụng kết quả thi THPT quốc gia:
Năm 2017, trường sử dụng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định.
b. Phương thức 2 – xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT:
Điểm trung bình chung (điểm tổng kết cả năm học lớp 12) của từng môn học trong tổ hợp môn phải đạt từ 6,0 trở lên đối với trình độ đại học (theo thang điểm 10).
c. Phương thức 3 – phối hợp giữa xét tuyển với thi năng khiếu:

• Đối với thí sinh sử dụng điểm thi của các môn văn hóa là kết quả của kỳ thi THPT quốc gia: ngưỡng đảm bảo chất lượng được áp dụng theo phương thức 1.

• Đối với thí sinh sử dụng điểm thi của các môn văn hóa là kết quả học tập THPT (không áp dụng đối với ngành Giáo dục mầm non): ngưỡng đảm bảo chất lượng được áp dụng theo phương thức 2.

2.6. Các thông tin cần thiết khác để thí sinh ĐKXT vào các ngành của trường: mã số trường, mã số ngành, tổ hợp xét tuyển và quy định chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp; các điều kiện phụ sử dụng trong xét tuyển…
a. Thông tin ngành, mã trường, mã ngành và tổ hợp xét tuyển:
Thông tin ngành, mã ngành, tổ hợp môn xét tuyển được trình bày ở bảng sau. Trường chỉ áp dụng hình thức nhân hệ số 2 cho môn Tiếng Anh trong tất cả tổ hợp môn của ngành Ngôn ngữ Anh (xem file đính kèm).
b. Thông tin về quy định điểm xét tuyển giữa các tổ hợp:
Khi xét tuyển, trường sẽ xét theo từng ngành, theo từng tổ hợp môn, lấy điểm từ cao xuống thấp đến khi hết chỉ tiêu.
Điểm trúng tuyển được xây dựng dựa trên tiêu chí: chỉ tiêu của ngành và số thí sinh được tuyển thẳng (kể cả số học sinh dự bị của trường, học sinh các trường Dự bị đại học được giao về, học sinh thuộc diện xét tuyển thẳng), số lượng hồ sơ thí sinh nộp vào trường và điểm xét tuyển của thí sinh (có tính điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng). Trong đó, Điểm xét tuyển là tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi của từng tổ hợp xét tuyển và được làm tròn đến 0,25; cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo Điều 7 của Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy. Đối với các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách thì xét trúng tuyển theo các điều kiện phụ (điều kiện phụ sử dụng trong xét tuyển – mục c), nếu vẫn còn vượt chỉ tiêu thì ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn.
c. Điều kiện phụ sử dụng trong xét tuyển:
Điều kiện 1: được áp dụng để xét tuyển trong trường hợp có nhiều thí sinh ở cuối danh sách trúng tuyển có điểm xét tuyển như nhau dẫn đến vượt chỉ tiêu, cụ thể như sau:
    • Ngành Sư phạm ngữ văn, Ngôn ngữ Khmer, Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam, Luật, Quản trị văn phòng, Chính trị học, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Văn hóa học, Công tác xã hội: xét ưu tiên thí sinh có điểm môn Ngữ văn cao hơn.
    • Ngành Y đa khoa, Răng – Hàm – Mặt, Điều dưỡng: xét ưu tiên thí sinh có điểm môn Sinh học cao hơn.
    • Ngành Xét nghiệm y học, Y tế công cộng, Dược học, Công nghệ kỹ thuật hóa học:
       xét ưu tiên thí sinh có điểm môn Hóa học cao hơn.
    • Ngành Giáo dục mầm non, Biểu diễn nhạc cụ truyền thống: xét ưu tiên thí sinh có điểm Năng khiếu cao hơn.
    • Các ngành còn lại: xét ưu tiên thí sinh có điểm môn Toán cao hơn.
Điều kiện 2: Trong trường hợp vẫn còn thí sinh có điểm bằng nhau, Hội đồng tuyển sinh sẽ xét ưu tiên thí sinh có điểm môn Tiếng Anh cao hơn.
2.7. Tổ chức tuyển sinh: Thời gian; hình thức nhận ĐKXT/thi tuyển; các điều kiện xét tuyển/ thi tuyển, tổ hợp môn thi/ bài thi đối từng ngành đào tạo…
a. Phương thức 1 – xét tuyển sử dụng kết quả thi THPT quốc gia:
Trường thực hiện quy trình xét tuyển đợt 1 quy định tại khoản 5 Điều này và xét tuyển bổ sung quy định tại khoản 6 Điều này; quyết định điểm trúng tuyển, danh sách thí sinh trúng tuyển vào các ngành của trường và công bố kết quả trúng tuyển trong thời hạn quy định của quy chế tuyển sinh hiện hành.
Để xét tuyển đợt 1, thí sinh nộp phiếu ĐKXT cùng với hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia theo quy định của sở GDĐT kèm theo lệ phí ĐKXT. Trong các đợt xét tuyển bổ sung, thí sinh thực hiện ĐKXT và nộp lệ phí theo quy định của trường;
Sau khi có kết quả thi THPT quốc gia, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT một lần trong thời gian quy định, bằng phương thức trực tuyến hoặc trực tiếp tại nơi đăng ký dự thi;
Xác nhận nhập học vào trường đã trúng tuyển theo quy định chung của Bộ Giáo dụ và Đào tạo.
b. Phương thức 2 – xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT:
• Hồ sơ đăng ký xét tuyển:
– Phiếu đăng ký xét tuyển.
– 01 bao thư có dán sẵn tem, ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh.
-Các giấy tờ để xác định chế độ ưu tiên: Bản sao hộ khẩu thường trú, giấy khai sinh. (Thí sinh có thể bổ sung thêm các giấy tờ khác, nếu có).
-Bản sao học bạ THPT.
Các giấy tờ xác định chế độ ưu tiên, học bạ THPT thí sinh nộp bản photocopy.
    • Thời gian đăng ký xét tuyển được chia làm nhiều đợt, thời gian cụ thể sẽ được
      ghi rõ trong thông báo tuyển sinh của trường.
    • Lệ phí xét tuyển: theo quy định hiện hành.
c. Phương thức 3 – phối hợp giữa xét tuyển với thi năng khiếu:
Thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào các ngành Giáo dục mầm non, Biểu diễn nhạc cụ truyền thống ngoài việc thí sinh làm hồ sơ đăng ký xét tuyển theo phương thức 1 hoặc phương thức 2, thí sinh phải làm hồ sơ đăng ký dự thi năng khiếu, dự thi …theo thông báo của Trường.
Thí sinh chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin ĐKXT và đăng ký dự thi. Các trường có quyền từ chối tiếp nhận hoặc buộc thôi học nếu thí sinh không đảm bảo các điều kiện trúng tuyển khi đối chiếu thông tin ĐKXT và dữ liệu đăng ký dự thi với hồ sơ gốc.
2.8. Chính sách ưu tiên: Tuyển thẳng; ưu tiên xét tuyển;…
a. Chính sách ưu tiên, khung điểm ưu tiên theo trong tuyển sinh:
Trường thực hiện chính sách ưu tiên, khung điểm ưu tiên trong tuyển sinh theo quy định của quy chế tuyển sinh hiện hành.
b. Tuyển thẳng:
TH1: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thẳng các đối tượng được quy định trong quy chế tuyển sinh.
TH2: Xét tuyển thẳng học sinh tốt nghiệp trường THPT chuyên các tỉnh, thành phố và trường Thực hành Sư phạm – Trường Đại học Trà Vinh:
+ Tiêu chí xét tuyển:
– Năm tốt nghiệp THPT cùng với năm tham gia xét tuyển.
– Kết quả học tập của cả ba năm học lớp 10, 11, 12 xếp loại học lực đạt loại giỏi trở lên, hạnh kiểm đạt loại tốt.
+ Ngành xét tuyển: các ngành đại học, cao đẳng của trường trừ các ngành Y đa khoa, Răng – Hàm – Mặt.
+ Chỉ tiêu xét tuyển: không quá 5% chỉ tiêu dành cho ngành xét tuyển.
2.9. Lệ phí xét tuyển/thi tuyển: theo quy định của Bộ Kế hoạch – Tài chính.
2.10. Thông tin liên hệ:
    • Phòng Khảo thí – bộ phận tuyển sinh: Phòng A11.307 – 0743.855944
    • Phòng Đào tạo: Điện thoại: 0743.855247.

Share Button

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *




THÔNG BÁO MỚI
VIDEO VIỆC LÀM

Ngày hội Việc làm TVU năm 2023