Trung tâm Dịch vụ Việc làm - Trường Đại học Trà Vinh được dự án V2work hỗ trợ phát triển, đồng tài trợ bởi Hội đồng chung Châu Âu (EU) trong chương trình Erasnus+, với hợp đồng số 586252-EPP-1-2017-1-ES-EPPKA2-CBHE-SP

Sửa chữa lắp đặt vận hành máy điện

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 202/QĐ-TTDVVL ngày 25/12/2017 của Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm)

Tên nghề: Sửa chữa, lắp đặt vận hành máy điện

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Có sức khoẻ, trình độ học vấn phù hợp với nghề sửa chữa quạt, động cơ điện, máy biến áp gia dụng và điều khiển vận hành động cơ điện không đồng bộ 01 pha và 3 pha.

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 05 mô đun

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

  1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp

– Kiến thức:

+ Trình bày được các biện pháp kỹ thuật an toàn điện, phương pháp sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động;

+ Giải thích được phương pháp cấp cứu nạn nhân bị điện giật;

+ Trình bày được cấu tạo, cách sử dụng, bảo quản các dụng cụ điện, đo lường điện, cơ  khí cầm tay…;

+ Trình bày được phương pháp lắp đặt và quy trình vận hành máy biến áp, ổn áp, động cơ điện xoay chiều một pha, ba pha, quạt điện;

+ Liệt kê được quy trình bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp một pha, ổn áp,  động cơ điện xoay chiều không đồng bộ ba pha, một pha, quạt điện.

– Kỹ năng:

+ Thực hiện các biện pháp an toàn; sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động; cấp cứu nạn nhân bị điện giật;

+ Lắp đặt được quạt điện, máy biến áp, ổn áp, động cơ điện 1 pha, ba pha;

+ Bảo dưỡng được quạt điện, ổn áp, động cơ điện 1 pha, ba pha;

+ Sửa chữa được hư hỏng phần điện, phần cơ quạt điện, máy biến áp, ổn áp, động cơ điện đúng trình tự, yêu cầu kỹ thuât;

+ Sửa chữa, lắp đặt được các mạch điều khiển vận hành động cơ điện không đồng bộ 01 pha và 3 pha.

– Thái độ:

+ Yêu nghề, có ý thức cộng đồng và tác phong làm việc của một công dân sống trong xã hội công nghiệp.

+ Có thói quen lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hoá dân tộc và địa phương trong từng giai đoạn của lịch sử.

+ Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu công việc.

  1. Cơ hội việc làm:

          Sau khi hoc xong chương trình Sửa chữa, lắp đặt vận hành máy điện người học có thể:

+ Tự mở xưởng sản xuất nhỏ tại địa phương hoặc có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ;

+ Làm những công việc liên quan trực tiếp đến những mô đun được đào tạo theo chương trình;

+ Học tập nên cao hơn ở các cấp trình  độ trung cấp, cao đẳng nghề, liên thông đại học.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

  1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

– Thời gian đào tạo:  03 tháng

– Thời gian học tập: 12 tuần

– Thời gian thực học tối thiểu: 390 giờ

– Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi kết thúc khóa học:  40 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khoá học: 10 giờ)

  1. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

– Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 390 giờ

– Thời gian học lý thuyết: 60 giờ; Thời gian học thực hành: 300 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ Tên môn học, mô đun Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số Trong đó
Lý thuyết Thực hành Kiểm tra
Các môn học, mô đun đào tạo nghề
MH 01 Thực hành điện cơ bản 60 10 45 5
MH 02 Sửa chữa máy biến áp gia dụng 60 15 40 5
MH 03 Sửa chữa quạt điện 60 15 40 5
MH 04 Sửa chữa động cơ điện. 120 10 100 10
MH 05 Lắp đặt vận hành các mạch máy công cụ. 90 10 75 5
Tổng cộng 390 60 300 30

IV. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP:

  1. Hướng dẫn sử dụng danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề:

– Tổng thời gian cho các môn học, mô đun là 300 giờ căn cứ vào sự phân bổ thời gian, các môn học đào tạo nghề có thể tổ chức học song song hoặc học theo  trình tự;

– Với 04 môn học đào tạo nghề đã hình thành các kỹ năng cơ bản cho người học để đáp ứng mục tiêu của cấp trình độ đào tạo sơ cấp nghề trong đó trọng tâm là bảo dưỡng, sửa chữa các loại quạt điện, động cơ bơm nước, động cơ ba pha công suất nhỏ, trung bình và máy biến áp gia dụng, ổn áp;

– Phương pháp giảng dạy: Để giảng dạy môn học này, các giáo viên cần được tập huấn về phương pháp giảng dạy theo mô đun; giáo viên cần có kỹ năng thực hành nghề nghiệp tốt; kết hợp các phương pháp thuyết trình, thảo luận, làm mẫu và hoạt động thực hành trên hiện trường của người học. Ghi rõ họ tên vào sản phẩm thực hành của từng học viên trong từng bài học, để giáo viên tiện theo dõi và làm cơ sở đánh giá kết quả học tập khách quan và chính xác ;

– Khi giảng dạy cần giúp cho học viên thực hiện các thao tác, tư thế của từng kỹ năng chính xác, nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí của từng bài;

– Để giúp cho học viên nắm vững những kiến thức cơ bản sau mỗi bài học phải giao bài tập cụ thể đến từng học viên. Các bài tập chỉ cần ở mức độ trung bình phù hợp với phần lý thuyết đã học;

– Tổ chức kiểm tra định kỳ và kiểm tra đánh giá kết thúc môn học.

– Khi người học có nhu cầu học một môn học nào đấy thì tổ chức đào tạo môn học đó. Các môn học khác được tổ chức học khi người học có nhu cầu tiếp theo.

  1. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:
Số TT  Môn thi Hình thức thi Thời gian thi
1 Kiến thức, kỹ năng nghề
 

 

– Lý thuyết nghề

Viết Không quá 30 phút
 

Vấn đáp

Chuẩn bị không quá: 20 phút;

Trả lời không quá:   10 phút

Trắc nghiệm Không quá: 30 phút
– Thực hành nghề Bài thi thực hành Không quá 04 giờ
2 * Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành) Bài thi lý thuyết và thực hành Không quá 05 giờ

 

Share Button



THÔNG BÁO MỚI
VIDEO VIỆC LÀM

Ngày hội Việc làm TVU năm 2023