Trung tâm Dịch vụ Việc làm - Trường Đại học Trà Vinh được dự án V2work hỗ trợ phát triển, đồng tài trợ bởi Hội đồng chung Châu Âu (EU) trong chương trình Erasnus+, với hợp đồng số 586252-EPP-1-2017-1-ES-EPPKA2-CBHE-SP

Kỹ thuật xây dựng

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 194 /QĐ-DVVL ngày 25/12/2017 của Giám đốc Trung tâm DVVL )

Tên nghề: Kỹ thuật xây dựng

Trình độ đào tạo: Sơ cấp

Đối tượng tuyển sinh: Nam, nữ trong độ tuổi lao động có nhu cầu học nghề Thiết kế và quản lý website;

Số lượng môn học: 05 môn học

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp.

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

  1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:

Kiến thức:

Đọc được các bản vẽ xây dựng đơn giản; nhận dạng được từng loại vật liệu xây dựng, trang thiết bị, dụng cụ sử dụng trong nghề xây dựng; trình bày đúng yêu cầu, cách tính liều lượng và phương pháp trộn vữa xây, bê tông, vữa trát trong từng công việc của nghề xây dựng; yêu cầu và phương pháp thực hiện cốt thép trong xây dựng; các thao tác xây cơ bản; phương pháp phương pháp xây và bảo dưỡng các loại móng, tường, cột, và thi công các kết cấu bê tông; các thao tác tô, trát láng tường, nền, sàn; phương pháp tính, thi công cốt thép; cấu tạo, công dụng yêu cầu kỹ thuật của các loại giàn giáo, phương pháp lắp dựng và tháo dỡ giàn giáo, an toàn trong lắp dựng và tháo dở giàn giáo; Những kiến thức cơ bản về an toàn vệ sinh lao động trong nghề xây dựng, các dụng cụ bảo hộ lao động của nghề xây dựng.

– Kỹ năng:

Đọc và triển khai chính xác các bản vẽ xây dựng đơn giản để thi công đúng thiết kế; sử dụng thành thạo các trang thiết bị, dụng cụ xây dựng trong thi công; sử dụng đúng từng loại vật liệu xây dựng, từng loại vữa và trộn vữa đúng yêu cầu kỹ thuật cho từng công việc trong nghề xây dựng; thao thực hành thào thạo các công việc cốt thép, cốp pha, xây, bảo dưỡng tường xây, bê tông trát láng, nền, tường, sàn; lắp dựng nhanh và tháo dở giàn giáo nhanh, đúng yêu cầu kỹ thuật bảo đảm an toàn cho người thợ thi công trên cao; sử dụng đúng, tiết kiệm và có hiệu quả các dụng cụ bảo hộ lao động của nghề xây dựng.

– Thái độ:

Trên cơ sở được trang bị những kiến thức kỹ thuật và kỹ năng thực hành nghề xây dựng, người thợ sẽ nâng cao năng suất lao động, có ý thức và điều kiện bảo đảm chất lượng các công trình thi công, trên cơ sở đó mà kéo dài thời gan sử dụng, bảo đảm tuổi thọ công trình, tiết kiệm chi phí đầu tư, đảm bảo an toàn cho người sử dụng; đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe cho người thợ trong thi công xây dựng.

  1. Cơ hội việc làm:

Nghề xây dựng là một nghề được sử dụng rộng rãi ở mọi quốc gia, trong mọi ngành kinh tế, từ thành thị đến nông thôn … Trong điều kiện kinh tế – xã hội phát triển nhanh như hiện nay, đòi hỏi ngành xây dựng cũng phải phát triển với tốc độ nhanh để phục vụ cho quá trình phát triển của mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Lao động trong ngành xây dựng tăng lên với tốc độ rất nhanh và đòi hỏi lao động phải được đào tạo chuyên môn kỹ thuật, thị trường lao động đang rất cần một lượng rất lớn lao động qua đào tạo nghề xây dựng. Vì vậy, người được đào tạo nghề xây dựng trình độ sơ cấp nghề sẽ rất dễ tìm việc làm, trong nước ta người lao động có thể có việc làm thường xuyên với mức thu nhập bảo đảm cuộc sống từ thành thị đến nông thôn, kể cả lao động có thời hạn ở nước ngoài.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

  1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

– Thời gian đào tạo: 5 tháng

– Thời gian học tập: 19 tuần.

– Thời gian thực học tối thiểu: 520 giờ.

– Thời gian, ôn, kiểm tra kết thúc môn, kiểm tra cuối khóa: 50 giờ.

  1. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

– Tổng thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 520 giờ.

– Thời gian học lý thuyết 120 giờ. Thời gian học thực hành: 400 giờ.

III. DANH MỤC MÔN HỌC ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

MH, MĐ

Tên môn học Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng

số

Trong đó
Lý thuyết Thực hành Kiểm tra
Các môn học đào tạo nghề
MĐ01 Vữa xây, vữa bê tông 130 48 78 4
MĐ02 Cốt thép, cốp pha, giàn giáo 150 40 100 10
MĐ03 Xây gạch 84 16 64 4
MĐ04 Tô, trát láng, trang trí 132 12 114 6
ÔN, THI TỐT NGHIỆP CUỐI KHÓA 24 4 20
Tổng cộng 520 120 376 24

IV. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP:

  1. Hướng dẫn sử dụng danh mục các môn học đào tạo nghề; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học đào tạo nghề:

Chương trình dạy nghề Kỹ thuật xây dựng trình độ sơ cấp được kết cấu gồm 4 mô đun nghề với 10 chương. Trong quá trình sử dụng chương trình để đào tạo cần tuân thủ mộ số vấn đề sau:

– Các chương và các mô đun được sắp xếp theo thứ tự logic: Các chương học trước là kiến thức nền tảng để tiếp thu các chương sau. Vì vậy trong giảng dạy phải tuân thủ trình tự các chương, bài đã được thiết kế trong chương trình.

– Thời gian được phân bổ ở từng chương, bài theo yêu cầu khối lượng chương trình và trình độ đào tạo. Vì vậy, trong giảng dạy phải có lịch trình giảng dạy, lịch trình giảng dạy phải tuân thủ thời gian đã phân bổ trong toàn chương trình đào tạo.

– Theo yêu cầu của từng bài học mà ở cuối bài có thể có câu hỏi củng cố bài, bài tập về nhà, hoặc hướng dẫn thực hành yêu cầu giáo viên giảng dạy phải tuân thủ thực hiện đúng yêu cầu của mỗi bài cụ thể để củng cố phần kiến thực lý thuyết của học sinh vừa học.

– Về điều kiện tổ chức giảng dạy lý thuyết: Phải bảo đảm các điều kiện cần thiết để giảng dạy như phòng học, vở ghi, bút, dụng cụ vẽ, giáo cụ trực quan để cho người học tiếp thu bài nhanh và nhớ lâu.

– Phần thực hành gắn với từng bài học lý thuyết: Có thể thực hiện tại cơ sở đào tạo nghề (xưởng trường, doanh nghiệp, hay tại các công trình xây dựng)

– Việc tổ chức kiểm tra lấy điểm quá trình không nhất thiết phải thực hiện ở mỗi chương, mà sẽ tổ chức kiểm tra theo đơn vị học trình. Phần kiến thức kiểm tra của lần sau được tính từ sau bài đã được kiểm tra ở lần trước.

Để bảo đảm kỹ năng của người học sau khóa đào tạo, quá trình giảng dạy các mô đun thực hành nề cần chú ý:

– Phải chuẩn bị đủ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, thiết bị cho từng mô đun, từng bài tập thực hành, từng buổi thực hành. Phải có chiết tính cụ thể , đầy đủ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, thiết bị cho từng lớp học, từng mô đun nghề. Có thể kết hợp quá trình đào tạo các mô đun thực hành với lao động sản xuất của các doanh nghiệp, hợp tác xã, các công trình đang thi công để bảo đảm đủ nguyên vật liệu trong suốt quá trình thực hành, đồng thời giúp cho học sinh tiếp cận với thực tế lao động sản xuất đa dạng, phong phú để củng cố kiến thức, kỹ năng và thái độ của học sinh.

– Sau mỗi mô đun thực hành phải tổ chức kiểm tra, đánh giá. Nếu chưa đạt yêu cầu thì phải bố trí cho thực hành lại mô đun, công việc chưa đạt.

– Khi đào tạo kỹ thuật xây dựng theo phương pháp mô đun phải giảng dạy theo phương pháp tích hợp, có nghĩa là xong phần lý thuyết của mô đun nào phải hướng dẫn thực hành nhuần nhuyễn mô đun đó. Nếu đào tạo dưới 3 tháng thì sẽ đào tạo mô đun 01 và mô đun 02, khi kết thúc cả hai mô đun kiểm tra đạt yêu cầu người học được cấp giấy chứng nhận nghề kỹ thuật xây dựng. Khi hoàn thành tất cả 04 mô đun của nghề kiểm tra đạt yêu cầu người học sẽ được cấp chứng chỉ nghề

–  Trong các mô đun của chương trình đào tạo có mối liên hệ mật thiết với nhau theo trình tự bố trí. Nếu chỉ đào tạo một số mô đun của chương trình –  đào tạo dưới 3 tháng, thì  vẫn phải đào tạo cho học viên các kiến thức bắt buộc ở các chương 1, 2, 3, 4.

  1. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Việc kiểm tra kết thúc khóa học được tổ chức và đánh giá gồm 2 phần:

* Nếu đào tạo dưới 3 tháng thì:

– Kiểm tra lý thuyết và thực hành trong chương trình mô đun 01 và mô đun 02.

– Kiểm tra lý thuyết thời gian không quá 120 phút nếu kiểm tra tự luận; không quá 90 phút nếu kiểm tra trắc nghiệm.

– Kiểm tra thực hành không quá 8 giờ cho cả mô đun 01 và mô đun 02.

* Kiểm tra kết thúc khóa đào tạo sơ cấp nghề:

– Phần kiểm tra lý thuyết: Có thể tổ chức theo một trong ba thình thức: viết, vấn đáp, hoặc trắc nghiệm. Chú ý đối tượng học viên lớn tuổi, học viên ở vùng nông thôn sâu, vùng dân tộc có thể khả năng viết và đọc chữ hạn chế … trong các trường hợp này cơ sở đào tạo nên tổ chức hình thức kiểm tra vấn đáp. Một lớp có thể tổ chức một hoặc hai hoặc ba hình thức kiểm tra lý thuyết (viết, vấn đáp, trắc nghiệm). Mỗi bài thi không quá 180 phút, nên cho từ 60 đến 90 phút.

– Phần kiểm tra thực hành: Mỗi bài thi không quá 24 giờ. Lớp có số lượng học sinh đông phải tổ chức thi thực hành làm nhiều đợt, bảo đảm cho giám khảo theo dõi đánh giá đầy đủ, chính xác tất cả các kỹ năng thực hành của học sinh

Đánh giá kết quả: Theo Qui chế thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp do Bộ LĐTBXH ban hành kèm theo Quyết định số 14/QĐ-BLĐTBXH ngày 24/5/2007.

Share Button



THÔNG BÁO MỚI
VIDEO VIỆC LÀM

Ngày hội Việc làm TVU năm 2023