Trung tâm Dịch vụ Việc làm - Trường Đại học Trà Vinh được dự án V2work hỗ trợ phát triển, đồng tài trợ bởi Hội đồng chung Châu Âu (EU) trong chương trình Erasnus+, với hợp đồng số 586252-EPP-1-2017-1-ES-EPPKA2-CBHE-SP

Kỹ thuật ô tô – máy kéo

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 205/QĐ-DVVL ngày 25/12/2017 của Giám đốc Trung tâm DVVL)

Tên nghề: Kỹ thuật ô tô – máy kéo

Trình độ đào tạo: Sơ cấp

Đối tượng tuyển sinh: Nam, nữ trong độ tuổi lao động có nhu cầu học nghề Kỹ thuật ô tô – máy kéo.

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 08 mô đun

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp.

I.MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

  1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:

– Kiến thức:

+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về an toàn lao động trong quá trình thực hiện Kỹ thuật ô tô – máy kéo;

+ Trình bày được những kiến thức về công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và những hư hỏng thường gặp của các hệ thống và cơ cấu sau đây của Kỹ thuật ô tô – máy kéo như: Cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền; Cơ cấu phân phối khí; Hệ thống cung cấp nhiên liệu; Hệ thống làm mát, bôi trơn; Hệ thống điện; Hệ thống truyền lực; Hệ thống điều khiển và di động; Hệ thống thuỷ lực và cơ cấu treo.

– Kỹ năng:

+ Biết sử dụng an toàn và bảo quản các bộ dụng cụ tháo lắp, đo kiểm, bộ dụng cụ nguội, các thiết bị điện, các thiết bị nâng hạ, thiết bị có áp suất và nhiệt độ cao, phương tiện phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn trong quá trình sửa chữa ô tô – máy kéo;

+ Biết tháo lắp và kiểm tra được các hư hỏng của các chi tiết thuộc động cơ, hệ thống điện, hệ thống truyền lực, hệ thống điều khiển và di động, hệ thống thuỷ lực và cơ cấu treo của ô tô, máy kéo;

+ Sửa chữa được (gồm bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ) các hư hỏng của các chi tiết đơn giản thuộc động cơ, hệ thống điện, hệ thống truyền lực, hệ thống điều khiển và di động và cơ cấu treo của ô tô, máy kéo đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

+ Thay thế được các chi tiết phức tạp, có độ chính xác cao của cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền, cơ cấu phân phối khí, hệ thống cung cấp nhiên liệu, hệ thống làm mát, bôi trơn và hệ thống thuỷ lực của cơ cấu treo.

– Thái độ:

+ Nghiêm túc trong học tập, thực hành;

+ Cẩn thận, chính xác trong các thao tác tháo lắp, kiểm tra và sửa chữa các hư hỏng của các chi tiết, cơ cấu của ô tô, máy kéo;

+ Có ý thức bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và thiết bị.

  1. Cơ hội việc làm:

Người học sau khi học xong chương trình nghề “Kỹ thuật ô tô – máy kéo” có thể thực hiện các công việc sau:

– Trực tiếp thực hiện dịch vụ Kỹ thuật ô tô – máy kéo tại gia đình.

– Làm thợ sửa chữa ô tô – máy kéo tại các garage, trạm sửa chữa ô tô – máy kéo.

– Tổ chức sửa chữa lưu động ô tô, ô tô, máy kéo cho người dân.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

  1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

– Thời gian đào tạo: 4.5 tháng

– Thời gian học tập: 18 tuần

– Thời gian thực học tối thiểu: 476 giờ

– Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 40 giờ

(Trong đó thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khoá học: 8  giờ)

  1. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 476 giờ

– Thời gian học lý thuyết: 144 giờ; Thời gian học thực hành: 332giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

MÔ ĐUN

Tên mô đun Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số Trong đó
Lý thuyết Thực hành Kiểm tra
MĐ 01 Sửa chữa cơ cấu biên tay quay 60 20 36 4
MĐ 02 Sửa chữa cơ cấu phân phối khí 40 12 24 4
MĐ 03 Sửa chữa hệ thống làm mát và bôi trơn 40 12 24 4
MĐ 04 Sửa chữa hệ thống cung cấp nhiên liệu 72 20 48 4
MĐ 05 Sửa chữa hệ thống điện 72 20 48 4
MĐ 06 Sửa chữa hệ thống truyền lực 72 20 48 4
MĐ 07 Sửa chữa hệ thống điều khiển và di động 60 20 36 4
MĐ 08 Sửa chữa hệ thống thuỷ lực và cơ cấu treo 60 20 36 4
Tổng cộng 476 144 300 32

IV. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP:

  1. Hướng dẫn sử dụng danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề:

– Giáo viên trước khi dạy cần căn cứ vào nội dung tổng quát của mô đun và nội dung của từng bài học, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy.

– Trong quá trình giảng dạy, giáo viên sử dụng dụng cụ, trang thiết bị và phôi  liệu, trình chiếu để giới thiệu rõ về kỹ năng vận hành, kiểm tra, sửa chữa các hệ thống ô tô máy kéo để làm sinh động bài giảng.

– Nên phân nhóm học viên trong quá trình học tập để trao đổi kiến thức và kỹ năng nghề.

– Giáo viên kèm cặp, uốn nắn trực tiếp các thao tác tạo kỹ năng cho người học khi học tập.

– Các mô đun phải được thực hiện theo trình tự từ MĐ1 đến MĐ8 và phải đảm bảo thời gian theo quy định.

  1. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:
Số TT  

Môn thi

Hình thức thi Thời gian thi
1 Kiến thức, kỹ năng nghề
 

 

– Lý thuyết nghề

Viết Không quá 30 phút
 

Vấn đáp

Chuẩn bị không quá: 20 phút;

Trả lời không quá:   10 phút

Trắc nghiệm Không quá: 30 phút
– Thực hành nghề Bài thi thực hành Không quá 04 giờ
2 *Mô đun tốt nghiệp (tích hợp

lý thuyết với thực hành)

Bài thi lý thuyết và thực hành Không quá 05 giờ

 

Share Button



THÔNG BÁO MỚI
VIDEO VIỆC LÀM

Ngày hội Việc làm TVU năm 2023